Chứng chỉ CE

Chứng chỉ CE

CE marking (Conformité Européenne) viết tắt CE là nhãn hiệu bắt buộc đối với một số sản phẩm được bán trong Khu vực Kinh tế Châu Âu (EEA) từ năm 1985.  Nhãn CE cũng được tìm thấy trên các sản phẩm bán ngoài EEA được sản xuất hoặc được thiết kế để bán tại EEA. Nhãn CE có thể nhận biết trên toàn thế giới thậm chí đối với những người không quen thuộc với Khu vực Kinh tế Châu Âu. Theo nghĩa tương tự như tuyên bố về sự phù hợp của FCC được sử dụng trên một số thiết bị điện tử bán tại Hoa Kỳ .

Sản phẩm có nhãn CE là tuyên bố của nhà sản xuất rằng sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn của CE bao gồm an toàn, sức khỏe và môi trường.

Nhãn hiệu bao gồm biểu tượng CE và số nhận dạng gồm bốn chữ số của Cơ quan liên quan kiểm định thủ tục đánh giá.

Ý nghĩa dấu CE

  • Kí hiệu dùng để chứng nhận sự cam kết của nhà sản xuất với những luật định của hội đồng châu âu là sản phẩm của họ đáp ứng được các yêu cầu mà luật định của hội đồng EU đề ra.
  • Các sản phẩm điện, điện tử (ngoại trừ 1 số sản phẩm) đều phải có dấu CE mới được lưu thông vào thị trường châu âu. Dấu CE chứng nhận sản phẩm đáp ứng những yêu cầu luật định của cộng đồng châu âu về độ an toàn và có khả năng là yêu cầu về tương thích điện từ trường.

Phạm vi áp dụng

Quốc gia yêu cầu bắt buộc dấu CE

  • Liên minh châu Âu (EU) – Hiệp hội Thương mại Tự do (EFTA) 28 quốc gia thành viên của EU cộng với các nước EFTA Iceland, Nauy, và Liechtenstein cộng với Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ
  • Những đơn vị sản xuất những sản phẩm sau đây phải có dấu CE khi xuất khẩu sang các nước Châu Âu:
Đơn vị sản xuất có dấu CE

CE không yêu cầu với những mặt hàng như :

  • Hóa chất
  • Dệt may
  • Thực phẩm

Công dụng chứng chỉ CE

Khẳng định độ an toàn, chất lượng sản phẩm với người tiêu dùng.

  • Dấu CE được coi như “Biểu tượng của chất lượng sản phẩm” giúp nâng cao thương hiệu, chất lượng, tính cạnh tranh của sản phẩm.
  • Mở rộng tầm hiểu biết về Thiết kế phát triển sản phẩm, nền tảng của công nghệ tiên tiến.
  • Mở rộng thị trường xuất khẩu trên toàn thế giới.

Chứng chỉ RoHS

Chứng chỉ RoHS

RoHS viết tắt của “Restriction of Hazardous Substances Directive” có nghĩa là quy định về việc hạn chế sử dụng một số chất nguy hại trong thiết bị điện và điện tử , được Liên minh Châu Âu thông qua vào tháng 2/2002. RoHS được xem là chứng nhận cho việc đưa ra yêu cầu hạn chế những vật chất nguy hiểm trên sản phẩm và thiết bị. 

Tiêu chuẩn này sử dụng luật pháp của Châu Âu để cấm 6 loại chất nguy hiểm đối với con người và môi trường trong quá trình sản xuất sản phẩm: Cadmium (Cd), Thuỷ ngân ( Hg), Chromium hoá trị 6, hợp chất của Brom như: PBBs (polybrominated biphenyls), PBDEs (polybrominated diphenyl ethers), và Chì (Pb).

Nồng độ cho phép tối đa trong các sản phẩm là 0,1% hoặc 1000 ppm (trừ cadmium, được giới hạn ở 0,01% hoặc 100 ppm) theo trọng lượng. Các hạn chế đối với mỗi vật liệu đồng nhất trong sản phẩm, có nghĩa là các giới hạn không áp dụng cho trọng lượng của sản phẩm hoàn chỉnh, hoặc đến một thành phần, nhưng đối với bất kỳ loại chất nào có thể (trên lý thuyết) được tách bằng máy – Vỏ bọc trên dây cáp hoặc  trên dây dẫn.

Ý nghĩa tiêu chuẩn RoHS

  • RoHS mang ý nghĩa là hạn chế sử dụng các chất độc hại trong các thiết bị điện, điện tử.
  • RoHS còn còn có tiêu chuẩn, quy định về vấn đề tái chế những thiết bị điện, điện tử.

Phạm vi áp dụng

  • Đồ gia dụng lớn
  • Đồ gia dụng nhỏ
  • Thiết bị viễn thông và IT
  • Thiết bị tiêu dùng
  • Thiết bị chiếu sáng
  • Dụng cụ điện và điện tử
  • Đồ chơi, thiết bị thể thao và giải trí
  • Dụng cụ y khoa
  • Dụng cụ kiểm soát và quan sát
  • Máy chế biến tự động
  • Thiết bị bán dẫn

Công dụng chứng chỉ RoHS

  • Tăng mức độ tin tưởng đối với người tiêu dùng. Giúp cho người tiêu dùng yên tâm khi sử dụng các sản phẩm.
  • Được xem “Biểu tượng của chất lượng sản phẩm” giúp nâng cao thương hiệu, chất lượng, tính cạnh tranh của sản phẩm, tăng năng lực xuất khẩu.
Back to list

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.