Khi đèn LED chưa phổ biến, người tiêu dùng thường chú trọng công suất Watt của bóng đèn nhiều hơn, Watt càng lớn thì ánh sáng càng mạnh. Cho đến khi đèn LED được ứng dụng nhiều cho giải pháp chiếu sáng, với nhiều ưu điểm tính năng tuyệt vời, việc sử dụng Watt để đo độ sáng bóng đèn đã trở nên lỗi thời. Cùng với sự ra đời của các giải pháp chiếu sáng tiết kiệm năng lượng như đèn LED thì thông số Lumen trở lên quan trọng hàng đầu để xác định độ sáng bóng đèn. Và để làm rõ hơn về vấn đề này, Elink sẽ mang đến những thông tin cần thiết giúp quý khách hàng giải đáp những thắc mắc trong quá trình sử dụng đèn LED.

Sự khác nhau giữa Lumen và Watt

Lumen

Lumen (kí hiệu lm) là đơn vị đo tổng lượng ánh sáng phát ra từ một nguồn sáng. Hay nói cách khác, Lumen dùng để đo năng lượng sáng trên một đơn vị thời gian.

Những bóng đèn có công suất cao hơn thì sẽ tạo ra nhiều Lumen hơn. Đơn vị Lumen càng cao thì đèn đó càng sáng, giá trị này thường được nhà sản xuất ghi trên bao bì của sản phẩm mình.

Watt

Watt (kí hiệu W) là đơn vị khá quen thuộc trên các thiết bị đèn chiếu sáng. Nó là đơn vị để biểu thị công suất của các đèn chiếu sáng thời kỳ đầu sử dụng điện đó là đèn huỳnh quang và đèn sợi đốt. Vẫn còn khá nhiều người tiêu dùng đã nhầm lẫn khi áp dụng thông số này lên tất cả các thiết bị, vật dụng chiếu sáng khác như đèn chùm, đèn pin … sử dụng chất liệu đèn LED. Như vậy, là sai hoàn toàn. 

Trên thực tế, lượng ánh sáng phát ra từ một bóng đèn được đo bằng Lumen chứ không phải Watt. Đó là lý do, không nên dựa vào lượng Watt tiêu thụ để lựa chọn đèn, nó chỉ cho biết chiếc đèn tiêu tốn năng lượng như thế nào chứ không biết được lượng ánh sáng mà đèn tạo ra.

Giải thích ý nghĩa của chỉ số Lumen

Đối với đèn chiếu sáng: Chỉ số Lumen ghi trên đèn cho biết được khi đèn hoạt động sẽ có tổng độ sáng là bao nhiêu. Từ chỉ số của Lumen và chỉ số công suất sẽ biết được hiệu suất phát sáng của đèn. Qua đó biết được loại đèn đó có tiết kiệm điện hay không. 

Đối với không gian chiếu sáng: Chỉ số Lumen cho biết tổng lượng ánh sáng cần thiết trong căn phòng. Từ đó có thể tính toán lên phương án lắp đặt, bố trí số lượng đèn cho phù hợp. 

Chỉ số Lumen dùng làm gì?

Vì Lumen cho biết mức độ sáng của một nguồn sáng là bao nhiêu nên khi mua các loại đèn LED có thể chú ý đến chỉ số của nó để lựa chọn đèn phù hợp với không gian mình cần chiếu sáng. Nếu muốn không gian sáng cao thì nên chọn các loại đèn LED có chỉ số Lumen lớn, và ngược lại với những đèn có chỉ số Lumen nhỏ thì cần nhiều đèn hơn mới đủ đáp ứng.

Ngoài ra, cần quan tâm đến giá trị Lumen tương ứng với công suất đèn theo bảng sau để có căn cứ lựa chọn phù hợp:

Đèn LED cần chỉ số Lumens từ 800-850 thì mới có thể đạt lượng ánh sáng tương đương với 1 chiếc đèn 60W thông thường. Đèn led rất tiết kiệm điện bởi cung cấp lượng lumen ánh sáng lớn với mức tiêu thụ điện nhỏ. Chẳng hạn như một chiếc đèn led 3W cung cấp quang thông 300lm (100lm/W) ~ đèn sợi đốt 15W (20lm/W) ~ đèn huỳnh quang 8W (40lm/W).

Chỉ số Lumen thích hợp cho mỗi căn phòng

Đối với một căn phòng không thể đo ánh sáng Lumen một cách chính xác, vì nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như chiều cao trần nhà, hình dạng phòng, kích thước, màu sắc sơn tường, kiểu đèn, sở thích của người dùng, đồ nội thất…

Lượng Lumens khuyến nghị cho từng không gian

Như vậy, phòng ăn có độ rọi là 400-500 Lux, phòng rộng 20m2 thì ánh sáng cần thiết cho căn phòng sẽ khoảng 800-900 Lumen. Khi bạn sử dụng đèn LED 20W với hiệu suất phát quang là 100lm/w thì phòng khách nên lắp thêm 3-4 chiếc đèn âm trần, hoặc đèn tuýp để đảm bảo độ chiếu sáng tốt, thuận tiện cho quá trình sinh hoạt. Tương tự với các không gian khác cũng vậy.

Back to list

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.